Nguyên nhân và cách điều trị sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là một hiện tưởng phổ biến ở những người mắc sỏi. Bệnh thường gặp ở những người trưởng thành, và gặp ở cả nam và nữ. Khi mắc sỏi ở bàng quang chính là một khối bao gồm các chất hóa học có trong cơ thể kết tinh lại với nhau khi thận chưa kịp đào thải ra bên ngoài. Mới đầu khi sỏi nhỏ thì có thể theo nước tiểu ra ngoài nhưng khi sỏi lớn sẽ bị mắc kẹt trong các ống dẫn nước tiểu, hoặc bàng quang. Và đối với sỏi ở bàng quang thì tùy theo kích thước của viên sỏi, số lượng sỏi và một số yếu tố khác mà có thể đưa đến một số biến chứng từ đơn giản đến phức tạp, nguy hiểm. Vậy có những phương hướng nào để điều trị sỏi bàng quang chúng ta cùng tham khảo qua bài viết sau đây nha.

Xem thêm
>> Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thận
>> Lối sống không tốt dẫn tới nguy cơ sỏi thận

Nguyên nhân và cách điều trị sỏi bàng quang
Nguyên nhân và cách điều trị sỏi bàng quang 

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang từ đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sỏi bàng quang, người ta đưa ra một số nguyên nhân chính gây nên sỏi bàng quang như sau: Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
– Có thể là sỏi từ thận và niệu quản rơi xuống, là sỏi nhỏ bệnh nhân có thể thải ra ngoài được theo nước tiểu nhưng là sỏi lớn sẽ bị tắc lại, lâu ngày sẽ to dần lên do bị các cặn sỏi tiếp tục bám vào.
– Cũng có thể sỏi bàng quang hình thành do quá trình người bệnh sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác có nhiều chất làm kết tủa, lắng đọng gây ra sỏi.
– Một số trường hợp khác: do các bệnh gây chít tắc cổ bàng quang như u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo, túi thừa bàng quang hoặc do có dị vật trong bàng quang, từ các dị vật đó cặn sỏi dần dần bám vào tích tụ thành sỏi.

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?

* Điều trị bằng thuốc 
Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi. Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đái ra được hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thủy điện lực hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. Mục đích điều trị của máy tán sỏi là tán sỏi thành những mảnh nhỏ để bài xuất ra ngoài. Cũng có thể dùng dụng cụ cơ học để bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera đặt ở đầu ống soi.
* Phẫu thuật lấy sỏi 
Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản, ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.
Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà có thể phải tán sỏi hoặc phẫu thuật, do đó khi bị sỏi bàng quang, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín với trang thiết bị đầy đủ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, tránh trường hợp để bệnh quá nặng mà gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh sỏi bàng quang, chúng ta cần uống đủ nước và tránh nhịn tiểu vì điều đó không chỉ là nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang mà còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm về thận.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

messenger